Cánh cổng trời Torii trong văn hóa Nhật Bản

Cánh cổng trời Torii là một trong những biểu tượng đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Mang vẻ đẹp thuần túy và cuốn hút, cổng trời Torii còn mang ý nghĩa lớn lao cả về mặt văn hóa lẫn tâm linh của người Nhật Bản.

Truyền thuyết về cánh cổng trời Torii

Chữ Torii được viết trong chữ Hán là “鳥” (đọc là tori, nghĩa là gà) và “居” (đọc là i, nghĩa là nơi ở). Vậy tại sao nó lại được gọi là Torii? Trong vài giả thuyết về cổng này thì có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là truyền thuyết Amano Iwato về vị thần Amaterasu Omikami được tôn sùng như là Thần Mặt Trời của Thần đạo.

Không ai biết rõ thực ra Torii có nguồn gốc từ Nhật Bản hay chúng được du nhập vào từ một nơi nào đó như Triều Tiên.Theo truyền thuyết cổ của Nhật, khi nữ thần mặt trời Amaterasu đã tự nhốt mình trong hang động vì cảm thấy bực bội trước những trò đùa quấy nhiễu của người em trai bằng cách lấy đá lấp kín lối vào cửa hang, từ đó gây ra hiện tượng nhật thực. Người dân lo sợ rằng nếu như mặt trời không trở lại thì tất cả bọn họ sẽ chết. Vì vậy, theo lời khuyên của một người đàn ông già thông thái trong làng, họ đã dựng lên một cái sào bằng gỗ và thả cho tất cả gà trống trong làng đậu trên đó.Khi bọn gà trống gáy ầm ĩ nữ thần mặt trời Amaterasu tò mò và hé mắt nhìn ra ngoài hang. Lúc đó tảng đá tạo ra một vết nứt và một võ sĩ sumo to lớn từ trong làng đã chạy đến đẩy hòn đá sang một bên, giải thoát Mặt Trời. Từ đó, mặt trời trở lại với thế gian và cái sào bằng gỗ cho gà và chim đậu ấy chính là cánh cổng torii đầu tiên. Từ đó trở đi, Torii là biểu tượng của sự thịnh vượng và sung túc,  có mặt ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.

2 Kiến trúc Torii

Torri có thiết kế rất đơn giản, được sơn màu đỏ như son và thường được dựng bằng gỗ hoặc đá. Qua nhiều năm, người Nhật đã thay thế gỗ, đá bằng thép không gỉ và bê tông, cùng các loại vật liệu khác để tăng thêm độ bền vững cho công trình. 

Kiến trúc cổng trời Torii gồm 2 cột thẳng đứng, 2 thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh lần lượt là 笠木(kasaghi) và 島木(shimaghi), phía dưới nữa là 1 thanh ngang 貫 (nuki).

Torii thường được sơn màu đỏ, làm bằng gỗ hoặc đá, nhưng hiện nay người Nhật thường xây Torii bằng nhiều chất liệu bền hơn như thép không gỉ hoặc bê tông.

Độc đáo của Torii đó là trên 2 cột trụ thường được các sợi thừng bện từ rơm rất khéo và tinh tế gọi là Shimenawa. Đi qua Torii và Shimenawa đến con đường Sando dẫn lối lên Jingu – nơi các tín đồ đạo Shito hành lễ. Ngoài ra, Torii còn là biểu tượng cho cuộc sống ấm no, sung túc, thịnh vượng. Đến xứ sở phù tang và tìm hiểu về truyền thuyết, lịch sử, cũng như kiến trúc cổng Torri là một nét đẹp văn hóa

3 Ý nghĩa của cổng Torii tại các đền thờ Thần Đạo

Torii là dấu hiệu chỉ lối vào nơi linh thiêng. Đi dưới các Torii chính là đang đi trên con đường viếng thăm thần linh. Vì thế khi người dân đi qua cổng trời Torii cầu nguyện, tất cả đều phải rửa tay thật sạch và ngậm nước trong miệng  – biểu thị cho sự thanh sạch.

Theo thần đạo Nhật Bản, bước qua cánh cửa này nghĩa là bước từ chốn trần gian vào nơi linh thiêng. Cổng Torii càng gần chính điện lại càng thêm phần thiêng liêng.

Người Nhật tin rằng nếu ném một hòn đá về hướng cổng Torii mà hòn đá đậu lại trên đó nghĩa là may mắn sẽ đến. Vì tin vào sự linh thiêng của cánh cổng thiền, rất nhiều người thường xuyên bỏ tiền hiến tặng cổng cho đền, chùa.

4 Itsukushima

Cánh cổng trời Torii nổi tiếngnhất ở Nhật Bản là Itsukushima – đền thờ linh thiêng nằm trên đảo Miyajima thuộc thành phố Hatsukaichi, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Hình ảnh cánh cổng Torii trước dãy núi Misen không chỉ là báu vật quốc gia mà còn là một trong ba điểm du lịch hấp dẫn nhất của Nhật Bản bên cạnh Amanohashidate và vịnh Matsushima. Cánh cổng được xây dựng vào năm 593 được trùng tu và cải tạo, mang hình dáng như hiện nay từ năm 1875. Cổng có chiều cao là 16 m, được làm bằng gỗ long não. Chiếc cổng linh thiêng sẽ như nổi lên từ mặt nước mỗi khi thủy triều dâng. Người Nhật cho rằng nếu nhét đồng xu vào vết nứt dưới chân cổng và cầu nguyện thì điều ước của họ sẽ trở thành sự thật. Ngoài ra, người dân ở đây còn có phong tục nhặt những con sứa bám dưới chân cổng với mong muốn đem lại may mắn cho mình và người thân. Người Nhật trước khi bước qua cổng còn có nghi lễ rửa tay, ngậm nước cho cơ thể sạch sẽ trước khi bước qua cổng.

Cổng được xây dựng để dành riêng cho ba người con gái của Susano-o no Mikoto – vị thần Shinto của biển và gió bão. Ngày xưa, toàn bộ hòn đảo được coi là một nơi linh thiêng nên dân thường không được phép đặt chân lên đây. Chính vì vậy, cánh cổng trời Torii được dựng trên mặt nước để cho những người hành hương đi qua trước khi lên đảo. Người ta cho rằng làm như vậy thì thường dân đã được cho phép bước vào cõi thiêng của các vị thần linh mà không bị trừng phạt.

Trên khắp nước Nhật, các đền thần Sandō thờ thần Inari thường có lối vào được tạo thành bởi hàng trăm chiếc cổng trời Torii dựng san sát nhau. Hầu hết trong số đó được quyên tặng bởi các gia đình thương nhân để tỏ lòng biết ơn thần linh đã giúp cho công việc kinh doanh của họ suôn sẻ, thuận lợi. Fushimi Inaritaisha ở Kyoto là đền thờ nổi tiếng nhất trong số này với hàng nghìn chiếc cổng Torii có ghi thời gian và họ tên của người quyên tặng. Những khu vực càng linh thiêng càng có nhiều quy định khắt khe. Từ năm 1878, để giữ được sự thanh tịnh cho ngôi đền, tất cả các trường hợp tử vong hay sinh nở quanh khu vực này đều bị cấm. Thậm chí phụ nữ mang thai sắp đến ngày lâm bồn và người già ốm yếu cũng không được đặt chân đến Itsukushima.

 

Để lại một bình luận

Dịch