NGÀY TẾT Ở NHẬT

Người Nhật đón Tết bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 dương lịch. Tết ở Nhật thể hiện rõ nét những tinh hoa văn hóa của quốc gia và cho đến bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa. Từ những món ăn cho đến các hoạt động ngày Tết, tất cả đều mang ý nghĩa sâu xa và thú vị. CÙNG jlpt247.com/jlpt KHÁM PHÁ ĐIỀU THÚ VỊ ĐÓ NHÉ 

Ngày Hội Tổng Vệ Sinh お掃除

Osouji là điểm khá giống nhau giữa ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NHẬT BẢN và VIỆT NAM. Người Nhật thường dọn dẹp nhà sạch sẽ để đón Tết. Bởi họ quan niệm rằng vị thần Toshigami linh thiêng nhất trong Thần đạo Shinto sẽ đến thăm nhà vào dịp năm mới. Ông mang theo may mắn và những lời cầu chúc, bảo hộ sức khỏe cho người dân. Vì thế nhà phải luôn sạch sẽ và treo shimenawa trước cửa nhà để mời thần bước vào. Omisoka là từ người Nhật dùng để chỉ ngày 31/12. Tháng 12 lúc nào cũng rất tất bật với các công đoạn chuẩn bị đón năm mới. Ở các chợ và cửa hàng, người người sắm sửa đồ Tết. Trong nhà, cả gia đình cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị Osechi và trang hoàng cho ngôi nhà

TRANG TRÍ NHÀ CỬA 

Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.

Kagamimochi: Mâm bánh dày – Mochi cùng một quả quýt Nhật – Mikan bên trên. Đây là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà, được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của ngôi nhà.

Kadomatsu: Gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được xem là dấu hiệu của Thần linh. Người Nhật trang trí Kadomatsu ngay trước nhà và sử dụng các loài cây mang ý nghĩa phúc lành như thông, tre…

himekazari: được trang trí ngay lối vào nhà và bàn thờ, nhằm thể hiện ngôi nhà là nơi linh thiêng và có tác dụng trừ tà.

 

 

Lắng Nghe Tiếng Chuông Của Đêm Giao Thừa

Joya no kane – lễ rung chuông truyền thống được tổ chức trên khắp Nhật Bản vào đêm giao thừa. Hồi chuông dài vang lên 108 lần để chào năm cũ và đón năm mới bắt đầu. Một số ngôi đền còn khuyến khích và mời mọi người tham gia đánh chuông. Nhưng bạn thường sẽ phải xếp hàng rất lâu để có được niềm vui từ trải nghiệm này trong ngày Tết ở Nhật Bản.

Toshikoshi soba và Joya no Kane

Ăn mì trường thọ – Toshikoshi Soba – là một đặc trưng vào đêm Omisoka. Có nhà ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chuông giao thừa – Joya no Kane. Các ngôi chùa ở mỗi địa phương sẽ gióng lên 108 tiếng chuông thánh thót – tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ của Phật giáo, từ lúc vừa qua 23 giờ ngày 31, kéo dài đến 0 giờ ngày hôm sau. Các đài truyền hình đều phát sóng sự kiện này nên nếu gần nhà không có ngôi chùa nào, bạn vẫn có thể lắng nghe thời khắc này.

Gửi Thiệp Chúc Tết Nengajo

Khi có dịp tìm hiểu về Nhật Bản, bạn sẽ bất ngờ với những hoạt động trang trọng mà mọi người dành cho nhau. Thông thường, trong khoảng thời điểm tháng 12, mọi người hầu như đã chuẩn bị kỹ lưỡng những chiếc thiệp chúc Tết để dành tặng người thân, đồng nghiệp và bạn bè. Những chiếc thiệp Nengajo thường khá độc đáo khi in ảnh gia đình, vẽ những con vật đại diện của năm

Tuy rằng trong thời đại công nghệ hiện đại, chúng ta cơ hội giao tiếp dễ dàng qua email hoặc các trang mạng xã hội nhưng nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản này vẫn luôn được ghi dấu.

Từ ngày 1/1 

– Gantan

Ngày 1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa hàng. Tùy vào từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày Tết – còn được gọi là “Matsu no Uchi” – là khác nhau, như Tết ở những vùng gần Tokyo kéo dài đến ngày 7/1, còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí ngày Tết sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.

“Akemashite omedetou gozaimasu” あけましておめでとうございます。

Đây làcâu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào sang ngày Gantan, người Nhật sẽ thong thả thưởng thức Osechi và Ozouni. Sau đó, mọi người sẽ cùng về quê thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.

Hatsumoude – Viếng Đền Thờ Hoặc Chùa 

Hatsumode – chuyến thăm đền thờ đầu tiên của năm mới – là một trong những hoạt động chào đón tết ở Nhật Bản truyền thống nổi tiếng nhất. Các đền thờ lớn hơn như Meiji Jingu thường mở cửa suốt đêm kể từ giao thừa để mọi người có thể cầu nguyện trong vài giờ đầu tiên của năm mới.

Đến các đền thờ nổi tiếng ở Kyoto hay Tokyo, bạn sẽ thấy cảnh tượng đông nghịt người với những hàng dài xếp đuôi nhau và cảnh tượng đông đúc, rộn ràng để được viếng đền cầu những điều may mắn. Theo đặc trưng văn hóa Nhật Bản, nếu đi đền chùa vào thời gian này bạn sẽ có được những điều tốt lành trong năm mới.

Nhân cơ hội đó, mọi người còn nô nức rút các quẻ xăm Omikuji để tiên đoán những sự kiện đặc biệt xuất hiện trong năm. Tùy vào từng đền chùa khác nhau, nhưng nhìn chung mỗi quẻ Omikuji có giá khoảng 500 – 1000 yên. Đây là một trong những hoạt động vui  nhộn ngày Tết ở Nhật Bản rất đáng để bạn trải nghiệm.

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT TRẢI NGHIỆM VUI VẺ

LINK LUYỆN ĐỀ CÁC NĂM CHÍNH THỨC N5-N1

jlpt247.com/jlpt

Trả lời

Dịch